Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Khoảng thời gian khi bé tròn 6 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu sự phát triển nhanh chóng về trí tuệ và thể chất. Đây chính là thời điểm mẹ nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé 6 tháng. Việc ăn dặm sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bé khi sữa mẹ không đáp ứng đủ. Bibo Mart sẽ gửi đến mẹ hướng dẫn về ăn dặm đúng cách cũng như gợi ý cho mẹ thực đơn giúp bé có thể hấp thu tốt những thực phẩm mới.

Ăn dặm là gì? Thời điểm nào mẹ nên cho bé ăn dặm?

Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung. Ăn dặm được WHO định nghĩa là quá trình cho bé ăn thêm các thực phẩm và chất lỏng khác ngoài sữa mẹ.

Bé bắt đầu ăn dặm khi được tròn 6 tháng (180 ngày). Bởi vì đây là khoảng thời gian mà hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện, bé có thể hấp thu được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Thời điểm này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên đây là giai đoạn hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của bé.

Bé bắt đầu tập ăn dặm khi đủ 6 tháng

Các thực phẩm và chất lỏng khác ngoài sữa mẹ được gọi là thức ăn bổ sung. Bởi vì chúng bổ sung cho sữa mẹ và không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp chất dinh dưỡng. Mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng

Giai đoạn này bé bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm mới. Bé chưa quen với động tác cắn, nhai,.. mà chỉ có động tác nuốt. Vậy nên, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé. Mẹ hãy cho bé tiếp cận thức ăn từ từ, không nên quá vội vã. Mẹ nên cho bé ăn tăng dần theo giai đoạn từ loãng đến sệt – từ ít đến nhiều.

Các nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng

Đối với mỗi trẻ đều có một nhu cầu năng lượng riêng, tuy nhiên mẹ có thể tham khảo và áp dụng theo nguyên tắc sau:

– Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho bé 6 tháng là 650 kcal (bao gồm sữa mẹ và thức ăn bổ sung)

– Nhu cầu chất đạm (protein): chiếm 13-20% tổng nhu cầu năng lượng (trong đó protein động vật chiếm ≥ 70%). Trung bình khoảng 18g protein/ngày.

– Nhu cầu chất béo (lipid): chiếm 30 – 40% tổng nhu cầu năng lượng

– Nhu cầu chất bột đường (glucid): chiếm 40 – 60% tổng nhu cầu năng lượng

– Nước: Bé nặng 1 – 10kg nhu cầu nước là 100 ml/kg/ngày. Bé nặng 10 – 20kg nhu cầu nước là 1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi kg cân nặng trên 10.

– Nhu cầu natri <400 mg. Mẹ lưu ý không cần nêm gia vị cho bé. Vì trong sữa mẹ và thực phẩm đã có đủ lượng natri mà bé cần.

Cần trực tiếp cho trẻ ăn

Mẹ cần nhận biết rõ về các biểu hiện khi đói và khi no của bé. Mẹ hãy kiên nhẫn, không nên ép buộc bé ăn. Nếu bé từ chối nhiều loại thực phẩm, mẹ nên thay đổi cách chế biến. Mẹ cũng có thể phối hợp nhiều thực phẩm lành mạnh và có nhiều phương pháp khuyến khích khác nhau.

Tăng dần số bữa ăn

Mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày. Nếu bé ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt thì mẹ có thể tăng dần độ đặc. Sau đó mẹ có thể tăng dần lên khoảng 2 bữa/ngày nếu bé có phản ứng tốt, không từ chối ăn.

Tăng dần lượng ăn

Khi mới bắt đầu cho bé ăn mẹ hãy chế biến thức ăn thật mềm mịn, xay nhuyễn. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn với một lượng nhỏ thức ăn loãng. Sau đó mẹ tăng dần độ đậm đặc và lượng thức ăn đến từ các thực phẩm đa dạng.

Mẹ nên tăng dần lượng ăn cho bé theo giai đoạn

Tuy nhiên nếu bé ăn không hợp tác, bị nôn,… ba mẹ không nên ép bé ăn mà có thể chia thành bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời duy trì độ loãng, nhuyễn mịn của thức ăn cho đến khi bé có phản ứng tốt hơn. Ngoài ra, mẹ vẫn cần duy trì cho bé bú mẹ thường xuyên (khoảng 3 – 4 tiếng một cữ).

Các thực phẩm không nên cho bé 6 tháng ăn

Bé 6 tháng tuổi cần ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm ba mẹ không nên cho bé ăn bao gồm:

– Các thực phẩm ít giá trị dinh dưỡng như đồ uống có ga, nhiều đường (coca, soda,…).

– Các thực phẩm chế biến mặn hoặc thực phẩm được đóng gói sẵn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

– Người chế biến và cho bé ăn cần rửa tay sạch sẽ cho bản thân và bé. Cần vệ sinh tay trước khi chuẩn bị thực phẩm và cho bé ăn.

– Nên sử dụng thực phẩm tươi mới, cho bé ăn trong vòng 2 giờ sau khi chế biến. Tránh để thức ăn trên 2 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc để qua đêm.

– Dụng cụ chế biến và đựng thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Thời điểm bé được 6 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé (trung bình 60 – 90%). Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé chỉ cần ăn bổ sung 1 bữa/ngày. Các thực phẩm cần được xay nhuyễn, rây mịn. Mẹ có thể sử dụng đa dạng các loại thực phẩm:

– Bột gạo, bột yến mạch, cháo rây mịn, khoai tây nghiền,…

– Thịt, lòng đỏ trứng, cá xay nhuyễn.

– Rau củ nghiền như cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ,…

– Hoa quả nghiền như táo, chuối,…

Thực đơn tham khảo dành cho bé 6 tháng:

– Sữa mẹ hoặc sữa công thức: trung bình 700 – 750 ml/ngày

– Bột gạo/bột yến mạch: 10 – 15g (2 – 2.5 thìa cà phê)

– Thịt (gà, lợn, bò,…): 10 – 15g (1 – 1.5 thìa cà phê) hoặc ½ – 1 lòng đỏ trứng gà.

– Dầu/mỡ: 2.5 ml (nửa thìa cà phê). Nên cho bé sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương.

– Rau củ: 2.5g (nửa thìa cà phê).

Top các sản phẩm ăn dặm cho bé được mẹ tin chọn

Ngoài các thực phẩm quen thuộc hàng ngày, mẹ cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé từ các sản phẩm ăn dặm. Một sản phẩm tốt sẽ giúp bé có một khởi đầu dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bột ăn dặm

Bột ăn dặm là một loại thực phẩm quen thuộc, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời giúp bé làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Mẹ hãy lựa chọn cho bé yêu một loại bột phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé. Mẹ có thể tham khảo các loại bột ăn dặm như Bột dinh dưỡng Hipp, bột ăn dặm Nestlé, bột ăn dặm Wakodo.

Bột ăn dặm bổ sung dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết cho bé

Cháo ăn dặm

Cháo ăn dặm cũng là một thực phẩm có thể đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng trong hành trình mới của bé. Thực phẩm này có lợi ích như bổ sung những dưỡng chất mà sữa mẹ không đủ đáp ứng. Đồng thời giúp kích thích hoạt động lợi và nướu của bé,…

Cháo ăn dặm đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng trong hành trình mới của bé

Mỳ ăn dặm

Mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho bé bằng mỳ ăn dặm. Mỳ ăn dặm là một loại thực phẩm dạng sợi, ống. Loại thực phẩm này đã được sản xuất với kích thước và độ dài phù hợp để các bé ăn dễ dàng. Tuy nhiên mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn mỳ khi bé được 9 tháng tuổi. Trên thị trường có rất nhiều các loại mỳ đa dạng, từ nguyên liệu đến hương vị. Có rất nhiều các loại mỳ rau củ, trái cây,… giúp cung cấp chất xơ cùng vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.

Mỳ ăn dặm cho bé 6 tháng

Bánh ăn dặm

Mẹ có thể cho bé ăn bánh ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Thực phẩm này rất tiện lợi vì có thể mang theo khi bé cần ra ngoài. Thông qua quá trình nhai bánh, bé sẽ luyện tập được khả năng cầm và nhai, qua đó phát triển cơ hàm, kích thích tuyến nước bọt hoạt động, nhờ đó sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Các loại bánh có thể giúp cung cấp canxi và các vi chất cần thiết không có trong bữa ăn hàng ngày của bé.

Phần kết

Ăn dặm là một hành trình vô cùng thú vị đối với mẹ và bé. Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để bắt đầu tập ăn dặm cho bé 6 tháng sao cho đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng. Chúc mẹ và bé có khoảng thời gian tuyệt vời và một hành trình ăn dặm đáng nhớ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

img Trang Chủ
img Yêu Thích
img Thanh Toán
img Tài Khoản